Hình tượng "Nguyệt thảo mai" trong văn hóa đại chúng Hà Hương

  • Nhân vật Nguyệt được gắn với các từ ngữ như "đanh đá", chua ngoa, lươn lẹo, thủ đoạn, cơ hội, bắt cá ba tay, thảo mai. Cô được truyền thông gọi là "Nguyệt thảo mai" hay "Thánh thả thính" của màn ảnh Việt.[31][32][33]
  • Từ biệt danh "Nguyệt thảo mai" và tính cách của nhân vật trong phim này, nhiều người trước đây không sử dụng nhiều hoặc gần như không biết ý nghĩa của từ "thảo mai" là gì, thì đã biết ý nghĩa của nó thông qua vai diễn này. "Thảo mai" là một từ không có trong từ điển, tuy nhiên, ngày nay từ "thảo mai" được sử dụng rất nhiều. Ý nghĩa của nó là để châm biếm người thiếu trung thực - hay nói cách khác là giả tạo - trong lời nói và hành động của mình.[34]
  • Cái sự "lắm mưu nhiều mẹo" của cô Nguyệt trong phim cũng như những toan tính rất ranh mãnh của cô ẩn trong vỏ bọc của cô gái "thảo mai" khiến người xem kinh ngạc hết lần này đến lần khác.[35]
  • Nguyệt luôn là cái tên đứng đầu trong danh sách các nhân vật nữ phản diện bị "ghét cay ghét đắng" của màn ảnh Việt[36] trong khi đó, theo phản hồi của khán giả trên mạng xã hội thì Hà Hương được đánh giá là diễn viên phản diện hay nhất trong lịch sử phim ảnh.